RSS

Monthly Archives: January 2010

US News & World Report – February 2010

US News & World Report – February 2010

How to Live to 100

English – 87 pages – 7,19Mb

Download

http://www.mediafire.com/download.php?gmhfgvjiqzl

 

Tags: , , , ,

Business Week – 08 February 2010

Business Week – 08 February 2010

English – 87 pages – 5,8 Mb

Download

http://www.mediafire.com/?ziywnhkkj4b

 

Tags: , , ,

Những điều bí mật về Kim Jong IL

Rất ít người có cơ hội chứng kiến bằng cách nào mà cậu thanh niên nhút nhát trở thành nhà độc tài tàn nhẫn và sống sót để kể lại điều này. Nhưng, đối với một người thầy, Kim Jong Il còn hơn cả một người duy trì thống trị đất nước. Ông ta là học trò cũ của tôi.

Tôi biết Kim Jong Il vào tháng 10 năm 1959. Anh ta đang theo học tại Học viện Cao cấp ở Namsan, một trung tâm nổi tiếng. Lúc đó tôi 27 tuổi và là giảng viên tiếng Nga trường Đại học Giáo dục Bình Nhưỡng. Tình cờ tôi là một trong những gia sư đặc biệt được chọn cho gia đình của Tổng thống Bắc Triều Tiên Kim Il Sung. Một hôm, Tổng thống cho biết tiếng Nga của con trai ông rất kém và ông ta muốn tôi kiểm tra trình độ của nó. Được Josef Stalin bổ nhiệm để cai trị Bắc Triều Tiên và rất am hiểu tiếng Nga, Kim Il Sung đề cao việc học tiếng Nga trong mối quan hệ với Nga – đối tác chiến lược về chính trị, kinh tế và quân sự của Bắc Triều Tiên. Ông đã đến tất cả các lớp học tiếng Nga trong Học viện để đánh giá chất lượng và ông gọi Kim Jong Il – khi đó mới 17 tuổi – đến phòng của giám đốc học viện. Tại đó, tôi và một giáo viên tiếng Nga cùng nhau tiến hành bài kiểm tra vấn đáp cho Kim Jong Il. Anh ta dường như rất căng thẳng, ngồi một mình đối diện với chúng tôi để làm bài vấn đáp do người cha của mình yêu cầu. Chàng sinh viên đỏ mặt bẽn lẽn trả lời một cách ngoan ngoãn tất cả các câu hỏi mà chúng tôi đưa ra.

“Hãy giở cuốn sách Ri Su Bok ra và dịch nó”, tôi yêu cầu Kim

Anh ta bắt đầu đọc chậm rãi các đoạn trong cuốn sách và dịch chúng sang tiếng Hàn. Lời dịch không xuất sắc lắm, nhưng cậu cố gắng đọc và dịch mà không hề phạm một lỗi nào.

Sau một lúc, tôi nói với cậu ta: “Hãy tóm tắt nội dung cuốn sách”.

Kim hỏi: “Có phải thầy muốn em dịch sang tiếng Hàn không?”

“Không. Tất nhiên em phải dịch sang tiếng Nga rồi” tôi trả lời

Với tâm trạng rất bối rối, cậu ta bắt đầu nói tiếng Nga một cách tức tối. Trình độ giao tiếp của cậu ta còn kém hơn trình độ đọc và dịch. “Tốt rồi. Giờ tôi sẽ kiểm tra kiến thức về cách chuyển danh từ/tính từ, thời của động từ ở ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba số ít”.

Khi cha cậu yêu cầu tôi kiểm tra trình độ tiếng Nga của Kim, ông đã ca ngợi kiến thức ngữ pháp của con trai mình. Và ông ta đã đúng. Tôi đã đưa ra một loạt các từ dồn dập và cậu ta đã trả lời mà chẳng hề do dự một chút nào.

“Cuối cùng, tôi sẽ kiểm tra em về giao tiếp. Hãy nghe các câu hỏi và lời bình của thầy và trả lời theo cách phù hợp”. Tôi đưa ra các câu hỏi cơ bản như tên cậu ta là gì, sinh ngày tháng năm nào, thời tiết ra sao, và cậu ta vẫn gặp nhiều khó khăn khi trả lời. Trong suốt vòng kiểm tra giao tiếp, mặt cậu đỏ bừng và trán đẫm mồ hôi. Chẳng hề tỏ ra tự kiêu một chút nào mình là con của Tổng thống, cậu sinh viên Kim đã chịu đựng cuộc kiểm tra một cách kiên nhẫn.

Trong bản báo cáo về các lớp học tiếng Nga trong Học viện Namsan tôi kết luận rằng việc giảng dạy ngoại ngữ giao tiếp dường như không chú trọng đến hình thức ngữ pháp. Khi biết được điều đó, Kim Il Sung đã tức giận và yêu cầu rằng các giáo viên không nói ngoại ngữ đó trôi chảy sẽ bị đuổi. Tôi đề xuất xây dựng một chương trình mới tập trung vào giao tiếp cho thứ tiếng này và đề nghị rằng Hội nghị giáo viên tiếng Nga toàn quốc sắp tới sẽ tổ chức ở Namsan.

Vào tháng 1 năm sau đó, Học viện đón chào giáo viên cả nước về tham dự. Một Kim Jong Il tự tin vào bản thân đã cho tất cả những người tham dự thấy sự tinh thông về tiếng Nga của cậu. Sự kết hợp giữa chương trình mới và áp lực không ngừng của cha cậu đã đem lại kết quả: sự căng thẳng và không tự tin mà Kim đã thể hiện trong cuộc kiểm tra vài tháng trước đó đã không còn. Là giáo viên, tôi cảm thấy rất hài lòng về sự tiến bộ vượt bậc của cậu sinh viên này.

Đã 50 năm trôi qua kể từ ngày Kim Jong Il làm bài kiểm tra của tôi, nhưng tôi vẫn nhớ như in những câu hỏi mà tôi đặt ra và những câu trả lời bằng tiếng Nga bập bõm của cậu học trò này: “Tình yêu và lòng tôn kính của em dành cho cha là lớn nhất”, “em muốn vào trường Đại học Kim Il Sung sau khi tốt nghiệp Học viện Cao cấp Namsan” hay “em thích xem phim hơn là chơi thể thao.”

Không có gì là đặc biệt cả. Đơn giản là một giáo viên và một sinh viên trao đổi với nhau như họ có thể làm ở bất kỳ nơi nào. Chắc chắn, giờ đây tôi đã có đủ kinh nghiệm để biết được các chuẩn tắc có mức độ đến đâu trong mọi vấn đề quan hệ với Bắc Triều Tiên. Nếu tôi đã xả thân chiến đấu chống lại người Mỹ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên – như nó sắp xảy ra với tôi, thì có lẽ chẳng bao giờ tôi có thể hiểu được sự tha hóa đạo đức của các lý tưởng. Nhưng tôi đã sống sót. Tôi vào trường Đại học và học tiếng Nga. Tôi đã có được may mắn giảng dạy ngoại ngữ mà nhiều thế hệ sinh viên say mê, một vài thế hệ đã giữ những vị trí quan trọng của dất nước. Tôi đã trở thành trưởng khoa Ngoại ngữ. Tôi chẳng giàu có gì cũng chẳng có đặc quyền gì. Nhưng qua các chuyến đi, các mối liên hệ và trách nhiệm bí mật cao cả là gia sư cho gia đình Kim Il Sung, tôi đã hiểu được điều mà những người bạn của tôi không hiểu và sẽ không bao giờ hiểu: một tầm nhìn mà qua đó hiểu được triều đại đang đe dọa Bắc Triều Tiên

Tôi muốn nói rằng cậu sinh viên trẻ tuổi nhút nhát và bướng bỉnh mà tôi biết vào tháng 10 năm đó là một người có thật, ẩn sau hình bóng của một kẻ độc tài tàn bạo và không kiên định mà giờ đây cả thế giới đều biết đến. Nhưng cũng từ đó, đã có quá nhiều điều đã xảy ra.

Năm 1991, trong chuyến đi với tư cách là giáo viên khách mời đến Matxcova, một nhân viên mật vụ người Bắc Triều Tiên đã liên hệ với tôi. Anh ta cho tôi biết những tin tức rất khó tin. Anh ta có thể bố trí một cuộc gặp với chị gái tôi, người đã chạy sang Nam Triều Tiên trong cuộc chiến tranh Triều Tiên và sau đó đã chuyển đến Chicago. Nhờ các thông tin tình báo của Nam Triều Tiên, chúng tôi đã gặp lại nhau lần đầu tiên sau hơn 40 năm. Chúng tôi đều nghĩ rằng người kia đã chết. Tôi không thể kiềm chế được cảm xúc của mình. Chị gái cầu xin tôi trở về Mỹ cùng chị và làm mục sư ở đó, đây cũng chính là tâm nguyện trước khi qua đời của mẹ chúng tôi. Mặc dù tôi không thể cùng chị đi được nhưng đó là một trong những khoảng khắc hạnh phúc nhất trong đời tôi.

Nhưng niềm vui ngắn chẳng đày gang. Một điệp viên khác, mà đã để chúng tôi ở nhà anh ta, thực sự là một điệp viên hai mang, làm việc cho Bắc Triều Tiên. Chính phủ đã chỉ đạo tôi quay về đất nước ngày hôm sau. Nhưng tôi biết rất rõ là tôi không thể; họ coi tôi như một kẻ phản bội. Nỗi lo sợ bao trùm trong đầu tôi khi nghĩ đến những hậu quả mà tôi sẽ gánh chịu cho gia đình mình đang ở Bình Nhưỡng, nơi mà tôi đã không quay về. Một người lính đào ngũ hay một sinh viên bỏ học đều là điều nghiêm trọng. Nhưng tôi biết những chuyện riêng tư ngoài lề của gia đình cầm quyền này. Chắc chắn họ sẽ coi việc tôi phản bội như một sự sỉ nhục cá nhân.

Chưa bao giờ tôi quay lại Bắc Triều Tiên và chưa từng gặp lại gia đình mình. Vài năm sau, một bộ trường Hàn Quốc có quan hệ tốt với tôi cho biết gia đình tôi đã bị đưa đến một nhà tù và bị sát hại ở đó, những nạn nhân vô tội do sự phản bội của tôi. Đến hôm nay, tôi không biết một chi tiết nào cả về cái chết của họ, cũng chẳng biết được họ có trách tôi không. Có những giấc mơ, tôi thấy chính tôi giết họ và sau đó tôi tự tử. Tôi không nhớ đã bao ngày tôi tự đấm vào ngực đầy vết đau và lỗi lầm, không thể tha thứ bản thân vì định mệnh oan nghiệt mà tôi đã gây ra cho người vợ yêu dấu – người bạn đời-, cho 2 người con gái và con trai của mình, cho vợ chồng của chúng nó và cả những đứa cháu yêu quý nữa.

Nhưng tôi sẵn sàng gạt bỏ nỗi căm phẫn đối với Kim Jong Il sang một bên. Mong muốn duy nhất của tôi là mở ra cơ hội cho Bắc Triều Tiên, một vùng đất đói kém và vất vả được hưởng tự do và ấm no như người dân đang sinh sống ở phía Nam Triều Tiên, ở Mỹ và những nơi khác. Cho đến bây giờ, tôi hy vọng rằng thế giới thấy được điều mà tôi cũng đang thấy: một cậu bé ngây thơ đã biến thành một con quỷ, và một đất nước mà những hy vọng đã trở thành nơi thu hút nhiều sự chúy ý.

Trường học biến mất

Vào tháng 9 năm 1973, Sul Song, con gái của Kim Jong Il vào học trường Tiểu học Namsan. Được bao quanh bởi những cây dương cao lớn, nơi chim chóc làm tổ và hót ríu rít, ngôi trường mang dáng dấp của một công viên thiên nhiên. Sau sân vận động của trường, nằm dưới ngọn đồi Haebang là các tòa biệt thự của những quan chức cao cấp.

Môi trường đồng quê đó đã nuôi dưỡng các người con của các cán bộ cấp cao. Chúng hưởng thụ tất cả các ưu điểm găn liền với nơi đặc biệt ở xứ Bắc Triều này: giáo viên giỏi nhất, trang thiết bị hiện đại nhất và duy chỉ có một số ngày lao động bắt buộc ở nông trang (trong khoảng 60 đến 90 ngày bình thường). Sau khi tốt nghiệp sẽ có vị trí chắc chắn tại bất cứ trường đại học, mở ra cánh cửa sự nghiệp tươi sáng. Sống biệt lập với các bạn cùng lứa trong gia đình bình thường, các học sinh ở Namsan cuối cùng sẽ nắm giữ các chức vụ trong Đảng và Nhà nước. Rõ ràng, những người con của Kim Il Sung, trong đó có Kim Jong Il, đã học ở Namsan. Trong thời gian ở đó, Kim là một học sinh khá bình thường. Không có gì nổi bật trong học tập, nghệ thuật, thể thao cũng như một lĩnh vực nào khác. Anh ta có rất ít bạn. Sau khi tốt nghiệp, anh ta cũng như các anh chị em của mình vào trường Đại học Kim Il Sung. Cuộc đời của con gái Kim cũng đi theo kịch bản tương tự này…cho đến một ngày tháng 9.

Một người của trung tâm đứng ngoài cửa ra vào, cầm trên tay một bó hoa. Một vài phút trôi qua, chuông cửa đã kêu, nhưng Sul không xuất hiện. Anh ta bắt đầu lo lắng. Một giờ sau, trường nhận được một thông báo từ các cơ quan nhà nước: “Kim Sul Song không nhập học ở trường Namsan”. Quá thất vọng, các giáo viên và nhân viên của trung tâm, những nguời đã chuẩn bị tiếp đón nữ sinh này, đã đặt câu hỏi liệu có phải cô sẽ đi du học hay không.

Họ không có nhiều thời gian để thảo luận về chuyện này. Sau ngày đó, cũng có một học sinh đặc biệt theo học ở đây: đó là Kim Min Chul, cháu trai của người vợ thứ hai của Kim Il Sung. Tôi nhớ rất rõ ngày đó, ngày mà tôi được chỉ định để kiểm tra năng khiếu của các học sinh sáu tuổi từ ngoại hình đến trình độ nâng cao. Bố vợ của Kim Il Sung cùng một vài người thân đã đến trường ngay ngày đầu tiên để gặp đứa cháu yêu quý của mình, như vậy là cùng với sự hiện diện cửa những người quan trọng thì có kha khá các sự kiện ở ngôi trường này.

Kim Jong Il đã tức giận khi biết rằng trong thời gian học tiểu học, người con gái duy nhất của ông đã chơi cùng với một cậu bạn trai, mà họ hàng không thuộc dòng dõi quan trọng. Như vậy là ông đã quyết định thuê một gia sư riêng thay vì gửi con gái đến Namsan. Hành động đưa con gái ra khỏi trường là một sự phô trương thù địch của Kim đối với đảng phái thân tín của ông, nhưng ông đã không loại bỏ các đối thủ tiềm tàng của các con mình. Vì vậy, Kim Jong Il đã cho phá hủy ngôi trường mà trước đây đã gắn liền với ông thời thanh niên.

Nỗi đau đã dày vò tôi mỗi khi nghĩ về những điều mà Kim Jong Il đã làm với gia đình của ông. Tôi thường nằm mơ mình giết ông ta, sau đó tôi tự vẫn.

Năm 1982, trong khi đang ông củng cố quyền lực trong đảng của mình thì mẹ vợ của Kim Il Sung (một người bạn thân của tôi) cho biết Kim Jong Il đang thực hiện kế hoạch của mình. Điều đầu tiên là ông đã đưa vấn đề trường học ra thảo luận trong một cuộc họp cao cấp.

“Các đồng chí thấy thế nào nếu đặt trường Namsan đối diện với các văn phòng của Trung ương Đảng?”

“Thưa Chủ tịch, tại sao chúng ta không có trường trong khu vực Trung ương Đảng?. Tôi cho rằng trường Namsan di chuyển tới một địa điểm khác thì sẽ tốt hơn”.

Kim Jong Il cảm thấy rất hài lòng với mỗi biểu hiện tán thành: “Đó chính là điều gần đây tôi đã suy nghĩ đến. Đã từ lâu tôi nghĩ rằng đặt một ngôi trường trong khu vực Trung ương Đảng là bất hợp lý và tôi không tán thành việc con cái của các cán bộ cao cấp được theo học ở một trường đặc biệt như Namsan. Tại sao chúng lại được đối xử đặc biệt như vậy, biệt lập với các bạn khác? Chúng ta phải loại bỏ sự phân chia giữa các cán bộ Đảng và dân chúng”.

Ngôi trường được xây dựng nhằm mục đích tách biệt con cái của các vị quan chức để tránh sự rò rỉ bí mật của Nhà nước ra bên ngoài. Nhưng, cũng giống như ở nhiều nước cộng sản, thực chất Namsan chỉ để dành cho những cán bộ cao cấp có cuộc sống xa hoa nhằm che mắt thiên hạ. Trong khi con cái của những người dân bình thường thì ăn bột ngô với súp và nước sốt tự pha gồm bã đậu nành và kimchi mà không có gia vị, thì học sinh ở Namsan ăn cơm trắng chất lượng cao với thịt, cá và trứng. Nếu người dân phát hiện ra sự khác biệt này, hình ảnh của Nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ bị hoen ố trong mắt họ. Một vài tối sau cuộc họp, trường Namsan đã bị một toán quân đội Bắc Triều Tiên phá hủy. Khi phá hủy ngôi trường, Kim Jong Il đã tái khẳng định, chính ông ta mới là người kế vị hợp pháp. Cho đến bây giờ, một quãng thời gian dài sau khi trở thành một vị lãnh đạo tối cao được thừa nhận, ông không đặt lòng tin vào các sinh viên tốt nghiệp ở Namsan. Sau cùng, những người biết ông ta từ khi còn trẻ sẽ coi ông như một con người, chứ không phải trung tâm của sự tôn sùng thần thánh về một nhân cách.

Một thế giới không có Bắc Triều Tiên

Tại trung tâm triển lãm Ba cuộc Cách mạng ở phía Tây Bắc Bình Nhưỡng, người ta có treo một tấm băng-rôn lớn có ghi: “Không có Bắc Triều Tiên, thế giới sẽ không có điều gì để tồn tại”. Những câu chữ này có nghĩa ra sao? Và chúng gợi cho ta thấy điều gì – nếu chúng ẩn chứa điều gì đó – về tư tưởng quân sự của Kim Jong Il? Cuối năm 1993, khi Bắc Triều Tiên rút ra khỏi Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân, nó đã làm thức tỉnh cả bán đảo Triều Tiên nguy cơ xảy ra một cuộc chến tranh. Mọi con mắt đều đổ dồn về khu vực này. Không một ngày nào mà các phương tiện thông tin quốc tế không đưa tin về cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Bình Nhưỡng.

Trong tâm trạng lo lắng, Kim Il Sung đã triệu tập một họp có sự góp mặt của tất cả các tướng lĩnh quân đội. Một vị tướng đã kể về những gì đã xảy ra. Ông ta đặt ra câu hỏi: “Bọn Mỹ khốn khiếp sắp tuyên chiến với chúng ta. Liệu chúng ta có thể thắng bọn chúng không?”.

Bàn tán về cuộc đời của Kim Jong Il là điều cấm kỵ ở Bắc Triều Tiên.

Các tướng lĩng đồng loạt trả lời không chút do dự: “Chúng ta có thể thắng! Đã khi nào chúng ta thua một cuộc chiến chưa? Chúng ta sẽ chiến thắng mọi cuộc chiến. Làm sao chúng ta có thể thất bại nếu chúng ta được ngài – vị Chỉ huy Thép, Chủ tịch của chúng tôi – lãnh đạo? Xin hãy ra lệnh cho chúng tôi! Chúng ta sẽ tấn công Nam Triều Tiên, đánh bật bọn Mỹ và thống nhất đất nước!”. Mặc dù đã diễn ra các cuộc biểu dương lực lượng, nhưng Kim Il Sung dường như vẫn chưa hài lòng. “Tất cả mọi việc đều rất thuận lợi”. “Nhưng nếu chúng ta thất bại thì sao?, Chúng ta sẽ làm gì nếu chúng ta thất bại?”. Không một ai mong đợi câu hỏi đó của Kim Il Sung cả. Vào chính lúc đó tại nơi mà vị lãnh đạo thốt ra từ “thất bại”, tất cả các tướng lĩnh đều hoàn toàn câm lặng. Trong khi tất cả mọi người còn ngồi bất động suy nghĩ thì Kim Jong Il – lúc đó 51 tuổi – đột nhiên đứng dậy, giơ nắm đấm lên và hé
t: “Thưa Chủ tịch, tôi thề sẽ phá tan Trái đất này. Nó còn ý nghĩ gì đâu nếu không có Bắc Triều Tiên nữa?

Kim Il Sung nhìn cậu con trai trưởng của mình và cười: “Đó chính là câu trả lời. Tôi rất vui nếu chúng ta tìm ra ở đây một vị tướng mới. Vào lúc này, ta trao quyền chỉ huy điều hành Quân đội Bắc Triều Tiên cho con”

Ngay sau đó, Kim Jong IL được bổ nhiệm làm Tổng chỉ huy Quân đội Nhân dân Triều Tiên. Và tấm băng rôn lớn với dòng chữ “Không có Bắc Triều Tiên, thế giới sẽ không có điều gì để tồn tại” đã được treo một cách trang trọng ở trung tâm triển lãm, phòng trưng bày quốc gia về các thành tựu công nghiệp, công nghệ, cơ khí và nông nghiệp của đất nước.

Vào những năm 90, sau sự sụ đổ của Liên Bang Xô-viết, trong khi làn sóng biểu tình và đổi mới đã lan rộng ra toàn thế giới thì Kim Jong IL lựa chọn đi ngược lại xu hướng và áp dụng chính sách “Quân đội là trên hết”. Trung thành với phương châm kinh điển của mình “Quân đội là hạt nhân của cách mạng và là cột trụ ổn định đất nước”, Kim ra lệnh quốc phòng toàn dân. Mặc dù Bắc Triều Tiên là một quốc gia nhỏ, nhưng Kim Jong IL tin rằng ông có thể ổn định đất nước và biến nó thành một cường quốc thịnh vượng về cả mặt quân sự.

Thực tế, như ông ta mong đợi, mong ước của ông đã thành hiện thực, điều đó là nhờ vào một chính sách quân sự kiên định. Thương mại và tài chính quốc tế đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và an ninh của Bắc Triều Tiên, nhưng Kim vẫn tiếp tục thu được tài nguyên của các nước giàu hơn và mạnh hơn bằng việc tạo ra khủng hoảng và tình hình bất ổn trên thế giới. Ông luôn dựa vào đe dọa hạt nhân để đảm bảo nhận được sự giúp đỡ không hạn chế của cộng đồng quốc tế dành cho quốc gia được quân sự hóa nhất trên thế giới này.

Kẻ thù của kẻ thù của tôi

Đã 20 năm trôi qua kể từ lần cuối tôi gặp Kim Jong IL. Sau khi rời Bình Nhưỡng, tôi đã ở Hàn Quốc khoảng 10 năm. Giờ tôi đang sống ở Mỹ, đất nước mà gười ta nói với tôi, là kẻ thù của tôi cho tới lúc chết.

Vào lúc này, tôi vẫn đang rất lạc quan. Tin tức của thế giới bên ngoài đã rò rỉ một cách kín đáo. Mỗi ngày trôi qua, số người rời bỏ đất nước lại tăng lên. Hơn 10.000 dân Bắc Triều sang sống ở Hàn Quốc và hàng nghìn người lẩn trốn ở Trung Quốc. Kim càng đe dọa người dân bằng vũ lực thì càng nhiều người rời bỏ đất nước hơn.

Chừng nào Kim Jong IL mở cửa Bắc Triều Tiên, tôi sẽ quay trở lại Bình Nhưỡng ngay. Tôi muốn thiết lập một hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới, với những kinh nghiệm đã tích lũy được ở Seoul và Mỹ. Nhưng giờ tôi đã quá 75 tuổi rồi. Tôi thấy mình yếu dần đi. Trước khi quá yếu để đóng góp kinh nghiệm hữu ích của mình, tôi mong muốn được gặp lại Kim Jong IL lần cuối và dạy ông một bài học cuối cùng. Tôi, người đã là giảng viên Đại học nhờ có bố của Kim; tôi, người đã đi qua Nga, Seoul và giờ đang ở Washington. Tôi không ghét gì ông cả. Tôi cảm thấy tủi nhục cho ông. Cho dù ông đã sát hại gia đình tôi, nhưng tôi vẫn tha thứ cho ông./.

(theo Foreign Policy, tháng 10 – tháng 11 năm 2008)

Link download bản tiếng Tây Ban Nha

http://www.mediafire.com/download.php?kgdz4jwjjzm

 

Tags: , ,

Barca với hàng thủ vững chắc

Kỷ lục tại giải Liga

Tính đến vòng thứ 18, về phương diện hàng thủ mà nói, đây đang là mùa giải tốt nhất của Barca với tư cách là đội khách trong lịch sử của Liga. Các học trò của Guardiola đã thi đấu 9 trận trên sân khách và chỉ để thủng lưới 4 bàn. Thành tích này còn vượt trội so với kỷ lục được xác lập trước đóở mùa giải 1955-56, 1972-73, 1986-87 và 1990-91. Ở các mùa giải đó, Barca đều bị thủng lưới 6 bàn. Cũng vào giai đoạn này của mùa giải trước, Barca đã 7 lần bị đối phương chọc thủng lưới khi du đấu xa Camp Nou.

Barca sở hữu hàng thủ kiên cố nhất ở Liga

– Đội bóng đương kim vô địch Liga mới chỉ để thủng lưới 10 bàn sau 18 trận đã đấu.

– “Người khổng lồ” Valdes, trung bình để thủng lưới 0,55 bàn/1 trận, đang hướng đến danh hiệu Zamora lần thứ 3 của anh.

– Mới chỉ có 8 đội khoan thủng mành lưới của Valdes ở giải Liga.


 

Tags: , , , ,

Xavi: “No contemplo un Barça sin Guardiola”

Xavi: “Tôi không tưởng tượng ra một Barca thiếu Guardiola”

“Đó là huấn luyện viên xuất sắc nhất mà chúng ta đang có”

Tiền vệ trung tâm của Barca, thú thực rằng anh không hình dung ra tương lai của với đội bóng với một huấn luyện viên khác, mà người đó không phải là Josep Guardiola, “một mảnh ghép tối quan trọng để bộ máy hoạt động trơn tru” và khẳng định rằng việc gia hạn hợp đồng của Pep “chỉ là vấn đề thời gian”. Ngoài ra, chàng tiền vệ đội phó của Barca còn tham gia tranh luận về tương lại của Guardiola với ý kiến rất rõ ràng và lập trường kiên định: “không ai có thể tưởng tượng đến một Barca không có Guardiola và tôi cũng vậy, anh ta là huấn luyện viên xuất sắc nhất mà chúng ta đang có và tất cả chúng tôi (các cầu thủ – ND) mong muốn tiếp tục gắn bó với anh ta (Pep Guardiola).

Xavi thừa nhận rằng tương lai của Pep sẽ được quyết định sớm nhất có thể, cho dù vấn đề này “hoàn toàn phụ thuộc vào Pep”. “Tôi cảm nhận được rằng Pep muốn tiếp tục dẫn dắt đội bóng. Anh ta có bầu hiệt huyết như ngày đầu tiên dẫn dắt chúng tôi và tôi tin là anh ta sẽ gia hạn hợp đồng, và đó cũng là điều tất cả mọi người đều mong đợi. Ngoài ra, tất cả mọi con số thống kê đều cho thấy: Pep là huấn luyện xuất sắc nhất trong lịch sử của Barca“.

Quyết định độc lập đối với các cuộc bầu cử
Mặc dù các cuộc bầu cử sắp tới có thể quyết định các thương thảo về gia hạn với Guardiola, nhưng Xavi nhất mực quả quyết rằng Pep sẽ đưa ra quyết định “một các độc lập đối với các cuộc bầu cử này”. Anh kết luận rằng: “Pep là người thông minh và biết phải làm gì. Anh ta sẽ không ích kỷ đâu, vì luôn nghĩ đặt lợi ích của đội bóng lên hàng đầu và giờ đây Pep sẽ không làm gì trái với điều đó. Nếu Pep phải gia hạn, anh ta sẽ gia hạn, nhưng tất cả đều do anh ta quyết định”.

Người dịch: Hãy chờ xem Pep đi hay ở!!!???

 

Tags: , , , ,

Smart Money (January 2010)

Smart Money – The Wall Street Journal Magazine (January 2010)

English – 88 pages – 11,5 Mb

Download

http://www.mediafire.com/download.php?z1kmzltygog

 

Tags: , , , ,

Business Week – 25 January 2010

Business Week – 25 January 2010

English – 75 pages – 8,7Mb

Download

http://www.mediafire.com/download.php?awwikgnzygm

 

Tags: , , , ,

Business Week (11 January 2010)

Business Week (11 January 2010)

71 pages – 14 Mb

Download

http://www.mediafire.com/download.php?n2in5kjjfiz

 

Tags: , , , ,

Foreign Policy – January 2010

Foreign Policy – January 2010

Global Politics, Economics and Ideas

English – 99 pages – 6,3Mb

Download

http://www.mediafire.com/download.php?k0m2zdmztmk

 

Tags: , , ,

Tổng hợp báo chí Tây Ban Nha 15-01-2010

Download

=======AS=======

http://www.mediafire.com/?tm2kjjjryun

=======El Mundo=======

http://www.mediafire.com/?5yrugmllron

=======El Pais=======

http://www.mediafire.com/?midjhm1tfti

=======El Periodico=======

http://www.mediafire.com/?1zfimmttkej

=======La Vanguardia=======

http://www.mediafire.com/?zmglemzgdmi

=======Marca=======

http://www.mediafire.com/?mlnhzlemz5y

=======Mundo Deportivo=======

http://www.mediafire.com/?zv1znqqmhmy

=======Sport=======

http://www.mediafire.com/?z1yhmqwvyum

 

Tags: , , , , ,